Lá Cờ Singapore nói riêng và cờ các quốc gia nói chung đều mang nhiều câu chuyện ý nghĩa và lịch sử nhất định. Không chỉ là cường quốc giàu mạnh về kinh tế, mà sự giao thoa hài hòa giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây cũng góp phần thu hút sự tò mò về quốc gia đậm đà bản sắc dân tộc này. Và sự giao thoa hài hòa đó đươc thể hiện trên chính quốc kỳ của Singapore. Hãy cùng mình tìm hiểu ý nghĩa và lịch sử phát triển của lá cờ tại đất nước đáng sống này nhé!

1.      Giới thiệu Lá cờ Singapore (hiện nay)

Là quốc kỳ được kết hợp từ nhiều nền văn hóa dân tộc, cờ Singapore với tên gọi “Bendera Singapura” (tiếng Mã Lai) ra đời  vào ngày 3 tháng 12 năm 1959 và được sử dụng cho đến ngày nay. Kích thước lá cờ khá cụ thể với tỷ lệ chiều dài, chiều rộng lần lượt là 3 : 2. Cờ gồm 2 dải màu: đỏ và trắng nằm ngang song song nhau. Góc phía trên bên trái là hình trăng lưỡi liềm trắng hướng về phía 5 ngôi sao 5 cánh trắng biểu thị cho một quốc gia trẻ đang trên đà phát triển cùng với các tư tưởng đại đồng, bình đẳng và dân tộc trên thế giới.

lá cờ singapore
Ảnh 01. Hình ảnh cờ Singapore hiện nay

2.      Lịch sử hình thành Lá cờ Singapore qua các thời kì

Vào những năm 1874 – 1942, Singapore là thuộc địa của Anh, được gộp chung với Penang và Malacca và trở thành khu định cư Eo biển. Tại thời điểm này, khu định cư chỉ sử dụng chung một hiệu kì có 3 vương miệng vàng, đại diện cho Singapore, Penang và Malacca. Đến năm 1911 thì được ban cho một huy hiệu có nét một con sư tử.

Ảnh 02. Cờ Singapore năm 1874 – 1942 với 3 vương miệng vàng
Ảnh 02. Cờ năm 1874 – 1942 với 3 vương miệng vàng (Nguồn: https://www.wikiwand.com/vi/Quốcc_kỳ_Singapore)

Năm 1946 – 1959: Singapore trở thành một thuộc địa vương thất độc lập và được thông qua hiệu kỳ riêng sau chiến tranh thế giới thứ 2, số vương miệng của hiệu kì lúc này giảm từ 3 xuống 1.

Ảnh 03. Cờ năm 1946 – 1959 với 1 vương miệng vàng
Ảnh 03. Cờ năm 1946 – 1959 với 1 vương miệng vàng (Nguồn: https://www.wikiwand.com/vi/Quốcc_kỳ_Singapore)

Năm 1959, Singapore được quyền tự chủ, và họ tiến hành thiết kế quốc kỳ cho riêng mình. Cờ nước Singapore được thiết kế bởi một Uỷ ban do Đỗ Tiến Tài đứng đầu và hoàn thành trong vòng 2 tháng. Lúc đầu, quốc kỳ chỉ mang một màu đỏ duy nhất để đảm bảo rằng lá cờ không bị nhầm lẫn với các quốc gia khác, nhưng nó lại bị Nội các phản đối với lý do màu đỏ đươc xem là một điểm tập hợp của chủ nghĩa Cộng sản. Và điều này được ông đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn lịch sử bằng miệng với Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Singapore rẳng: “Tôi đã sản xuất nguyên mẫu với các màu sắc khác nhau để Nội các quyết định. Tôi đã giải thích cho họ lý do tại sao chúng tôi không thể sử dụng màu đỏ và trắng, trắng và đỏ. Màu trắng ở trên màu đỏ là cờ của Ba Lan. Màu đỏ ở trên màu trắng là cờ của Indonesia.” Biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao theo cố Thủ tướng Lý Quang Diệu thì đây là sự kết hợp giữa ý kiến của Hồi giáo (trăng lưỡi liềm) và người Hoa (5 sao). Từ đó lá cờ được thiết kế lại và sử dụng liên tục cho đến nay.

Vào ngày 3 tháng 12 năm 1959: Quốc kỳ của Singapore được chính thức thông qua cùng với quốc huy Singaporequốc ca Singapore.

Ông Đỗ Tiến Tài – Phó Thủ tướng đương thời nói về việc thiết lập quốc kỳ trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1989 như sau: “Mặc dù chỉ mới tự quản song chúng ta nhận thấy cần phải bắt đầu đoàn kết các chủng tộc như một dân tộc Singapore… Ngoại trừ quốc ca, chúng ta phải tạo ra quốc kỳ và quóc huy, chúng ta nhấn mạnh rằng đó là một quốc kỳ Singapore và cần phải được treo cạnh quốc kỳ Liên hiệp.”

Nếu bạn cần xem thêm thông tin về sự ra đời của Lá Cờ Singapore độc đáo này, hãy đọc thêm trên Quốc Kỳ Singapore Wikipedia nhé

3.      Ý nghĩa màu sắc của Quốc Kỳ Singapore

Ảnh 04. Quốc kỳ Singapore tung bay trong gió
Ảnh 04. Lá cờ “đảo quốc sư tử” tung bay trong gió (Nguồn: https://www.instagram.com/kelvinpang8111/)

Là quốc gia đa dân tộc (Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ,…) nên màu sắc và ký hiệu trên Lá cờ Singapore cũng mang nhiều ý nghĩa. Trong đó:

  • Màu đỏ: thể hiện sự can đảm, dung cảm của con người Malaysia, biểu thị sự may mắn của người Trung Hoa, đồng thời là tình anh em, bình đẳng giữa các dân tộc.
  • Màu trắng: sự trong sạch, tinh khôi, thanh khiết và đức hạnh.
  • Hình trăng lưỡi liềm: tượng trưng cho một quốc gia trẻ đang trên đà đi lên và phát triển mạnh.
  • Ngôi sao năm cánh: Năm ngôi sao này tượng trưng cho năm lý tưởng của Singapore bao gồm: dân chủ, bình đẳng, hòa bình, công bằng và phát triển.

4.      Một số lá cờ khác ở Singapore

Ảnh 05. Hiệu kỳ của Tổng thống
Ảnh 05. Hiệu Kỳ của Tổng thống (Nguồn: https://www.wikiwand.com/vi/Quốc_kỳ_Singapore)

Ảnh 06. Hồng thuyền kỳ được sử dụng trên các thuyền dân sự đăng ký tại Singapore
Ảnh 06. Hồng thuyền kỳ được sử dụng trên các thuyền dân sự đăng ký tại Singapore (Nguồn: https://www.wikiwand.com/vi/Quốc_kỳ_Singapore)

Ảnh 07. Quân kỳ của Hải quân Singapore
Ảnh 07. Quân kỳ của Hải quân Singapore (Nguồn: https://www.wikiwand.com/vi/Quốc_kỳ_Singapore)

Ảnh 08. Thuyền kỳ hải dương quốc gia được sử dụng trên các thuyền phi quân sự của chính phủ, như lực lượng tuần duyên.
Ảnh 08. Thuyền kỳ hải dương quốc gia được sử dụng trên các thuyền phi quân sự của chính phủ, như lực lượng tuần duyên. (Nguồn: https://www.wikiwand.com/vi/Quốc_kỳ_Singapore)

Các câu hỏi thường gặp về quốc Kỳ Singapore

1. Quốc kỳ của Singapore không được sử dụng trong những trường hợp nào?

Và xử lý như thế nào nếu cờ bẩn/ mờ/ hư hỏng ? Không thể sử dụng Cờ khi nào?

– Bất kỳ nhãn hiệu nào hoặc cho bất kỳ mục đích thương mại nào (phương tiện hoặc mục đích quảng cáo,…)

– Bất kỳ đồ nội thất, trang trí, vật che phủ hoặc ngăn chứa nào;

– Tại bất kỳ hoạt động tang lễ riêng tư nào;

– Hay bất kỳ phương tiện cá nhân nào;

– Không sử dụng cờ để làm bộ phận của bất kỳ trang phục nào;

– Không ai được sản xuất hoặc trưng bày bất kỳ lá cờ nào có bất kỳ hình ảnh hoặc từ ngữ nào được xếp chồng lên thiết kế của lá cờ.

Cờ nên được lau sạch khi bị bẩn, và thay thế nếu cờ bị mờ. Sau khi giặt xong không nên phơi ngoài trời cùng với các đồ giặt khác. Bất kỳ Cờ bị mòn hoặc hư hỏng nào phải được xử lý đúng cách, và không được để lộ ra trong thùng rác. Cờ bị rách hoặc sờn rách cần được đóng gói vào một túi rác đen kín trước khi đem đi tiêu hủy.

2. Diện tích đất nước Singapore và thành phần dân tộc ?

Là quốc gia đa dạng về văn hóa, thành phần dân tộc của Singapore bao gồm 74.3 % người Trung Hoa, 13.3 % người Malaysia, 9.1 % người Ấn Độ. Với diện tích khoảng 716.1 km2 , diện tích Singapore chỉ xấp xỉ huyện đảo Cần giờ của Thành phố Hồ Chí Minh (704 km2 ). Nếu sở hữu một ngôi nhà tại đất nước này, chứng tỏ bạn rất giàu có đấy!

3. Những điều thú vị nên trải nghiệm tại Singapore là ?

Trải nghiệm thăm các hòn đảo tại Singapore (đảo Coney, Đảo Lazarus và Pulau Seringat,…)

Mua sắm các sản phẩm địa phương ở các cửa hàng thơi trang như In Good Company tại Ion Orchard và Sabrinagoh tại Trung tâm mua sắm Raffles City.

Thưởng thức các loại đặc sản địa phương ở một số khu ẩm thực như Maxwell Food Centre , Newton Food Centre,…

Ghé thăm các quán cà phê (Symmetry, Maison Ikkoku,…)

Thăm quan một vài trang trại mang tên Bollywood Veggies, Jurong Frog Farm hay Trang trại nuôi chim cút Lian Wah Hang Quail Farm

Khám phá những con đường di sản bằng việc đi bộ như Queenstown, những dấu ấn chiến tranh của Bảo tàng Changi,…

Những khu chợ truyền thống tại Singapore thuộc các khu dân cư như khu Tiong Bahru, khu Chinatown và khu Little India.

Có thể thấy rằng, lá cờ của mỗi quốc gia đều mang một nét đặc trưng và ý nghĩa riêng biệt, và đặc biệt quốc kỳ của đất nước Singapore lại mang một ý nghĩa to lớn hơn cả, nó ẩn chứa nhiều điều về tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin quý báu về cờ và ý nghĩa lá cờ Singapore. Và “đất nước đáng sống” với nhiều nền văn hóa này vẫn luôn đón chờ bạn vào môt ngày không xa.

Loading

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.