Văn Hóa Nhật Bản luôn nằm trong top những Nền Văn Hóa nổi tiếng nhất thế giới. Xứ sở hoa anh đào không chỉ sở hữu nhiều cảnh đẹp như tranh vẽ mà còn mang một nền văn hóa độc đáo, truyền thống và vô cùng tinh tế. Văn hóa Nhật Bản phát triển độc lập, giàu bản sắc riêng, có sự kế thừa từ phương Tây và Trung Hoa nhưng không phai nhạt. Vậy những điều gì đã làm nên một nền văn hóa mà cả thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ? Cùng Toidi tham khảo trong bài viết dưới đây nhé

I. Giới thiệu vài nét về văn hóa Nhật Bản

Nền văn hóa Nhật Bản từ xa xưa đã mang nhiều nét đặc sắc riêng và được duy trì từ đời này sang đời khác. Đất nước mặt trời mọc nằm ở vị trí đặc biệt phía bắc châu Á, bao quanh bởi biển và do các hòn đảo lớn ghép lại với nhau. Dù sở hữu những lợi thế riêng về thiên nhiên, nhưng đất nước này cũng không tránh khỏi thiên tai, thảm họa triền miên như động đất, sóng thần, gây thiệt hại nghiêm trọng về con người và của cải. Mặc dù vậy, vượt lên trên tất cả với tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường, bền bỉ, người Nhật đã giữ gìn nền văn hóa độc đáo, đưa đất nước mình sánh ngang với các cường quốc năm châu.

văn hóa nhật bản - kimono rena_s.rena
Văn hóa Nhật Bản độc đáo và giàu truyền thống – Insta: rena_s.rena

Văn hóa Nhật Bản là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền thống, đồng thời tạo được sự thống nhất giữa các vùng miền. Lý do cho sự thống nhất này được cho là vì Nhật Bản gồm nhiều hòn đảo bao quanh bởi biển và chưa có cuộc chiến tranh xâm lược nào, do đó không một bản sắc văn hóa nào khác có thể du nhập. Hai tôn giáo chính ở đất nước này là Thần đạo và Phật giáo với bề dày về lịch sử lâu đời cũng góp phần tạo nên những nghi lễ, tập quán, văn hóa ứng xử, trang phục và cách ăn uống trong sinh hoạt hàng ngày.

II. Lịch sử văn hóa Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc và tốn giấy mực nhất thế giới. Nền văn hóa này phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jōmon cho tới thời kỳ đương thời, trong đó Nhật Bản chịu ảnh hưởng từ cả văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Người Nhật mở cửa học tập văn minh tiên tiến nhưng vẫn giữ vững bản chất văn hóa và tinh thần dân tộc, từ đó vươn lên trở thành nước châu Á thành công sớm nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp.

văn hóa nhật bản
Nền văn hóa Nhật Bản từ sau cách mạng Minh Trị – Facebook: Lịch sử hiện đại Chiến tranh và cách mạng

Thời phong kiến, phương tiện tàu bè chưa phát triển, địa lý ngăn cách Nhật Bản với châu Á lục địa, cản trở các nước xâm lược Nhật Bản. Quân Nguyên Mông có ý định tấn công 2 lần thì tàu thuyền đều bị bão biển nhấn chìm, quân tướng tràn lên được bờ thì bị samurai thiện chiến của Nhật tiêu diệt hết. Về văn hóa, Nhật Bản từng nhìn vào Trung Hoa như một tấm gương và cử nhiều sứ bộ sang nước bạn học hỏi dưới các triều đại nhà Đường, Tống, Nguyên, Minh. Có thể nói, văn hóa Nhật Bản du nhập và ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Hoa xưa. Nhiều tầng lớp văn hóa Trung Quốc được mô phỏng tại Nhật Bản như cải tiến chữ Hán, thiền trong đạo Phật, một số giáo lý đạo Khổng,… Tuy nhiên, họ học hỏi để làm ra cái riêng của mình. Có giai đoạn thời Mạc phủ, Nhật Bản đã tiến hành chính sách biệt lập kéo dài hơn 2 thế kỷ từ 1639 đến 1859 để duy trì tính đồng nhất về mặt văn hóa, quy tắc ứng xử, kinh tế, xã hội.

Đến thế kỷ XIX, khi các nước phương Tây bắt đầu xâm chiếm châu Á thì xứ sở hoa anh đào lại thoát khỏi nạn đô hộ do cách biệt về địa lý. Từ sau cách mạng Minh Trị (1858 – 1881), rất đông người nước ngoài đến Nhật, họ mặc đồ Âu và ăn uống khác biệt, tưởng chừng như văn hóa Nhật Bản đang đứng trước một mối đe dọa lớn. Vậy mà văn hóa truyền thống lại trỗi dậy, họ tiến hành quá trình “Nhật Bản hóa”, cải tạo những loại hình văn hóa đặc sắc của đất nước. Trong quá trình hiện đại hóa, Nhật Bản không ngần ngại học hỏi, giao lưu với cộng đồng quốc tế, chuyển từ hình thức phong kiến lạc hậu thành đất nước công nghiệp hóa nhưng vẫn duy trì được các chính sách biệt lập để giữ gìn bản sắc văn hóa Nhật Bản – được coi là lợi thế riêng của họ.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về lịch sử văn hóa Nhật bản trên wikipedia để làm rõ ý hơn nha

III. Những nghệ thuật làm nên văn hóa Nhật Bản

1. Văn hóa trà đạo Nhật Bản

Một trong những nét văn hóa Nhật Bản đặc sắc và hấp dẫn khách du lịch chính là văn hóa trà đạo. Trà đạo xuất hiện từ cuối thế kỷ XII do vị cao tăng Eisai sang Trung Hoa để tham vấn học trà, người này đã đem theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa, sau đó viết cuốn sách “Khiết trà dưỡng sinh ký” ghi lại những chuyện liên quand đến thú uống trà.

các bước pha trà đạo nhật bản
Văn hóa Trà Đạo – Có nhiều nguyên tắc khi thưởng thức trà đạo Nhật – Facebook: Maikoya

Người Nhật không chỉ trồng được nhiều loại trà ngon, còn nghiên cứu tỉ mỉ cách pha trà sao cho giữ được hương vị thuần túy và kết hợp tinh thần thiền của Phật giáo, từ đó nâng tầm trà đạo thành một nghệ thuật thưởng thức, thư giãn tâm hồn. Văn hóa trà đạo Nhật Bản được khái quát trong 4 chữ: Hòa – Kính – Thanh – Tịch, có thể hiểu như sau:

– “Hòa” là sự kết hợp hài hòa giữ người pha trà và người thưởng trà, giữa những người thưởng trà với nhau hay người pha và dụng cụ pha trà. Mọi liên kết đều giúp ta trân trọng những giây phút hiện hữu.

– “Kính” là lòng tôn kính, kính trọng với người và sự vật xung quanh. Qua đó thể hiện sự biết ơn cũng như học được cách sống khiêm nhường, hạn chế cái tôi cá nhân.

– “Thanh” là sự thanh tịnh trong tâm hồn khi thưởng trà. Khi đạt được cả ba điều trên, ta sẽ đạt được tới chữ “Tịch”.

– “Tịch” (cũng giống như trong thiền) là khi cái tâm con người đạt được sự an trú, ý thức được từng cử chỉ, hành động, lời nói và sự vật xung quanh, trân trọng phút giây hiện tại. Khi đó, con người sẽ đạt tới trạng thái hạnh phúc và thư giãn tinh thần.

Từ pha trà đến thưởng trà phải trải qua 5 bước, trong một không gian tĩnh lặng, hòa mình với thiên nhiên. Điều cần chú ý khi pha trà, người Nhật không bao giờ sử dụng nước sôi 100 độ mà nước chỉ khoảng 80 đến 90 độ C để giữ được màu sắc & hương thơm của nước trà. Sự tỉ mỉ là nét đẹp tiêu biểu trong văn hóa Nhật Bản.

2. Văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản

Văn hóa giao tiếp của người Nhật luôn khiến cả thế giới ngả mũ than phục vì sự nghiêm chỉnh, lễ nghĩa và tế nhị của họ. Khi đi du lịch Nhật Bản bạn cần quan tâm tới 1 số lưu ý Giao tiếp như sau nhé :

van-hoa-nhat-ban
Cúi chào thể hiện sự kính trọng – Facebook: Câu chuyện Nhật Bản

– Cúi chào

Cúi chào là cách thể hiện sự kính trọng đối với người khác. Yêu cầu cúi chào bắt buộc khi người đối diện lớn tuổi hơn hoặc trong những nơi công cộng, trang nghiêm. Có 3 kiểu cúi chào trong văn hóa chào hỏi của người Nhật: Saikairei (cúi xuống từ từ và rất thấp), cúi chào bình thường (cúi 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây), khẽ cúi chào (thân mình và đầu chỉ hơi cúi xuống).

– Giao tiếp mắt

Trong văn hóa Nhật Bản, khi giao tiếp, bạn không nên nhìn thẳng vào mắt người đối diện vì đó được coi là hành động thiếu lịch sự, không đúng mực. Người Nhật tránh việc nhìn trực diện bằng cách tập trung vào vật trung gian như caravat, đồ trang sức, cúi xuống hoặc nhìn sang bên cạnh.

– Vẫy tay

Khi bạn muốn gọi ai đó ở Nhật, đừng vẫy tay mà hãy để thẳng tay, lòng bàn tay hướng xuống. Ngón tay cong xuống bị coi là tục tĩu, không nghiêm túc. Nếu muốn mời ai đó phát biểu, bạn nên mở rộng bàn tay, lòng bàn tay hướng lên trên để chỉ về phía người đó, nghiêm cấm chỉ một ngón tay vào người khác.

– Sự im lặng

Nước Nhật luôn đi đầu trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế ở châu Á, một trong những bí quyết của họ chính là coi trọng hành động hơn lời nói. Điều này cũng thể hiện rất rõ trong văn hóa giao tiếp của người Nhật. Im lặng như một cách để họ giao tiếp cũng như không muốn làm mất lòng người khác, đặc biệt là những người ở vị trí cao.

Văn Hóa Nhật Bản
Nhật Bản ưu tiên trang phục đơn giản, lịch sự – Facebook: Văn Hóa Nhật Bản

– Trang phục

Trang phục là yếu tố quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Người Nhật đề cao việc chọn trang phục ý nhị, kín đáo, tinh tế, đặc biệt là sạch sẽ và phẳng phiu. Đặc biệt ở nơi làm việc hay các bữa tiệc xã giao, nam giới thường chọn vest đen, caravat màu sắc nhã nhặn, còn nữ giới mặc quần tây kèm áo sơ mi và đi giày cao gót.

3. Trang phục truyền thống Kimono

Mỗi đất nước đều có một trang phục truyền thống thể hiện nền văn hóa và phong cách riêng. Kimono với kiểu dáng độc đáo, cầu kỳ đã trở thành một điểm nhấn đặc sắc trong văn hóa phong tục Nhật Bản, thể hiện người phụ nữ kín đáo, kiêu sa của xứ Phù Tang. Trước khi, cả đàn ông và phụ nữ Nhật đều mặc Kimono như trang phục thường ngày. Hiện nay, chủ yếu phụ nữ mặc trang phục này còn đàn ông thì thường thấy trong các dịp lễ truyền thống.

nghin-cong-o-fushimi-inari
Trang phục Kimono – Bạn Thùy Chi trải nghiệm mặc áo Kimono – team Toidi Nhật Bản 11/2017

Du nhập vào Nhật Bản từ đầu thế kỷ VII dưới dạng bộ đồ lót bằng cotton, người Nhật đã sáng tạo nên những bộ Kimono đầu tiên, được đón nhận như một trang phuhc truyền thống. Thời kỳ đầu, Kimono có cánh tay áo xẻ và dài chạm đất, thân có nhiều lớp áo màu sắc phối với nhau, chỉ dành cho giới thượng lưu. Cho đến thời kỳ của các võ sĩ đạo Nhật Bản: Kamamura (1192-1333) và Muromachi (1338-1573), Kimono mới trở nên phổ biến trong đời sống hằng ngày.

Kimino dành chon am giới được may thêm quần chẽn ở bên trong, các võ sĩ đạo lại có trang phục Kimono riêng khi lên võ đài, có tên gọi là Hakama. Một chiếc Kimono sẽ có 5 nếp gấp đằng trước và 2 nếp gấp đằng sau. Mỗi nếp gấp đều có một ý nghĩa riêng: “Yuki”- lòng quả cảm, “Jin” – lòng nhân ái, “Gi” – sự công bằng, chính trực, “Rei” – sự lịch thiệp, lễ độ, “Makoto” – sự chân thành, “Chugi” – tính cống hiến và “Meiyo”- phẩm giá, danh tiếng. Ngoài ra, một phụ kiện trông thể thiếu trong trang phục Kimono là chiếc thắt lưng Obi. Mỗi bộ Kimino đều được thiết kế thủ công và mang tính đơn chiếc, gồm 8 mảnh ghép khác nhau cho phép điều chỉnh theo kích cỡ của người mặc.

Với các đoàn đi Tour Nhật Bản tự túc do Toidi tổ chức, các bạn Leader luôn hướng dẫn và gợi ý các cho các thành viên thuê trang phục Kimono để trải nghiệm nét văn hóa độc đáo này. Địa điểm mặc áo Kimono thường ở các điểm thăm quan ở Kyoto nơi có nhiều đền, phố cổ, mang đậm nét văn hóa truyền thống Nhật Bản

4. Võ sĩ Sumo

Sumo là niềm tự hào của thể thao Nhật Bản, đồng thời là biểu tượng của văn hóa Nhật Bản về mặt tinh thần. Nhắc đến Sumo, chúng ta sẽ nghĩ đến những võ sĩ với tầm vóc khổng lồ nhưng vô cùng nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Đây cũng là nơi duy nhất là bộ môn Sumo được luyện tập, thi đấu một cách chính thức, chuyên nghiệp.

van-hoa-nhat-ban-2-sumo
Sumo Nhật được đào tạo nghiêm ngặt theo chế độ – Insta: chapo___photo

Sumo xuất hiện ở Nhật Bản 1500 năm trước, gắn liền với Thần đạo (đạo Shinto) để cầu cho mùa màng bội thu. Đến thời kỳ Nara, quy định và kỹ thuật thi đấu Sumo được hình thành, mở ra trang sử mới cho bộ môn thể thao này. Sumo có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong tuyển chọn: độ tuổi từ 15 – 23 tuổi, học vấn trung học cơ sở trở lên, chiều cao tối thiểu 1,67m và cân nặng tối thiểu 67kg. Hơn nữa, võ sĩ phải có xuất thân từ gia đình nề nếp, gia giáo thì mới được bước chân vào con đường trở thành Sumo. Tiếp theo, họ phải tham gia kiểm tra sức khỏe, đo thị lực, tốc độ, sức bền, sự nhanh nhạy,… Nếu không đạt đủ các yếu tố này sẽ không được tham gia tập luyện, ăn uống theo chế độ trong vòng hai năm. Để trở thành Sumo, họ phải có cân nặng ít nhất 120kg sau quá trình vỗ béo gian khổ. Cũng như võ thuật, Sumo chia ra làm 6 cấp bậc: Yokozuna (hoàng cương), Ozeki (đại quan), Sekiwate, Komusubi, Maegashira và Jyuryo. Các võ sĩ được Hiệp hội Sumo Nhật bản trả lương hàng tháng và sau mỗi trận đấu, võ sĩ ở đẳng cấp Jyuryo trở lên đều rất sung túc và giàu có.

5. Biểu tượng nổi tiếng Geisha

Geisha là một biểu tượng nổi tiếng trong văn hóa Nhật Bản, được coi như người nghệ sĩ gìn giữ truyền thống văn hóa lâu đời tại đây. “Geisha” – xuất hiện từ thời đại Edo – là tên gọi của những cô gái được đào tạo bài bản, biết múa, hát, chơi nhạc cụ, nói chuyện,… và biểu diễn trong các buổi yến tiệc dành cho giới thượng lưu Nhật. Geisha ra đời do tầng lớp võ sĩ Samurai, họ có tiêu chuẩn rất cao về thư giãn và giải trí.

maiko geisha văn hóa nhật bản
Geisha là biểu tượng văn hóa nổi tiếng – Insta: maiko_transformation_shiki

Hình ảnh của Geisha Nhật Bản gắn liền với những khuôn mặt được trang điểm kỹ lưỡng, phủ bột trắng toát, đôi lông mày lá liễu, khóe mắt đỏ và đôi môi đỏ được kẻ nét hết sức tỉ mỉ. Tất cả geisha sẽ mặc trang phục Kimono truyền thống của người Nhật Bản. Để được hành nghề, các Geisha phải tuân theo quy tắc nghệ giả đạo, từ cung cách đi đứng, ăn nói, đàn hát đều phải đúng mực. Geisha chỉ được mua vui, trò chuyện với khách chứ tuyệt đối không bán thân.

Hiện nay, Geisha ở Nhật Bản không còn nhiều như trước, đặc biệt ở thủ đô Tokyo thì rất hiếm. Để có cơ hội gặp Geisha, bạn nên đến Kyoto – nơi có trường đào tạo Geisha riêng – và tìm những nhà hàng sang trọng bậc nhất.

6. Manga và Anime

văn hóa anime denjisenpaii
Anime đã trở nên quen thuộc với các bạn trẻ Nhật Bản – Insta: denjisenpaii
mâng nhật bản
Manga Nhật với những nét vẽ lôi cuốn – Insta: komarovoknihkupectvi

Không chỉ tập trung vào văn hóa phong tục Nhật Bản, xứ Phù Tang còn cho ra đời nền văn hóa đại chúng rộng rãi, thu hút rất nhiều bạn trẻ trên thế giới – đó chính là Anime và Manga. Với những bộ phim hoạt hình, truyện tranh đặc sắc, hấp dẫn lại mang tính nhân văn, Nhật Bản đã tạo nên cơn sốt tại châu Á. Anime là từ mượn tiếng Anh của “Animation” (có nghĩa là phim hoạt hình) để chỉ những bộ phim hoạt hình mang phong cách Nhật Bản. Năm 1917, bộ phim Anime đầu tiên được ra đời, nhanh chóng thu hút người xem nhờ nét vẽ thân thiện, nội dung cuốn hút. Một số Anime nổi tiếng thế giới của Nhật Bản có thể kể đến như “Cậu bé quả đào”, Mộ đom đóm”, “Vùng đất linh hồn”, “Cô gái vượt thời gian”, “Chú mèo máy Doraemon”,…

Bên cạnh đó, “Manga” là một cụm từ trong tiếng Nhật chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa, dùng để chỉ truyện tranh theo phong cách Nhật Bản. Thể loại truyện tranh manga được phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh Thế giới thứ II với đa dạng thể loại, phục vụ cho nhu cầu của độc giả từ người lớn đến trẻ em. Từ năm 2007, Manga Nhật Bản ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế, đem lại những giá trị to lớn cho văn hóa Nhật Bản và ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của nhiều thế hệ trẻ.

Anime và Manga trở thành một biểu tượng văn hóa mới của giới trẻ Nhật, những câu chuyện siêu thực nhưng lại đưa ra nhiều tình huống thực tến khiến người đọc cảm thấy gần gũi và liên tưởng đến chính bản thân mình. Qua hoạt hình hay truyện tranh, các tác giả Nhật đều lồng ghép kiến thức lịch sử, văn hóa như ẩm thực Nhật Bản, lối sống, âm nhạc,… vào tác phẩm để đem lại ý nghĩa cuộc sống sâu sắc. Nhiều lễ hội hóa trang Anime (hay còn gọi là Cosplay) được tổ thức hằng năm tại Nhật Bản, khi đó người tham dự sẽ mặc những bộ trang phục giống với nhân vật Anime yêu thích của họ. Văn hóa anime Nhật Bản thực sự đã trở thành một món quà tinh thần không thể thiếu của người dân xứ Phù Tang.

Văn hóa Nhật Bản mang nét đẹp về tâm hồn, tính cách của người dân của đất nước hoa anh đào. Mọi truyền thống đểu được họ lưu giữ, phát triển và trân trọng từ đời này sang đời khác. Văn hóa Nhật không chỉ được lưu giữ trong nước, giúp cho Nhật Bản sánh vai với cường quốc năm châu mà còn trở thành nét hấp dẫn du khách nước ngoài đến đây khám phá, học hỏi. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về nền văn hóa đặc sắc, riêng biệt này.

Tự Do trải nghiệm nhật bản theo cách của chính bạn

Team du lịch Nhật Bản Tự Túc

Xem Ngay Chương trình

Loading

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.