Nằm ở trung tâm Quảng trường Đỏ (Nga), lăng mộ Lênin là nơi lưu giữ và bảo quản thi hài Vladimir Ilyich Lenin, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Nga. Lăng Lenin hiện nay là một địa điểm thu hút hơn 2,5 triệu du khách mỗi năm đến thăm nước Nga và Quảng trường Đỏ. Trong bài viết này, Toidi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lăng mộ này.
Lịch sử hình thành lăng Lênin
Vladimir Ilyich Lenin qua đời vào năm 1924, mặc dù ông có nguyện vọng được chôn cất ở St.Petersburg cùng với mẹ của mình nhưng Stalin vẫn thúc đẩy quyết định ướp xác ông. Đầu tiên, lăng mộ của ông được làm bằng gỗ. Trong những năm Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, thi hài Lenin được sơ tán về vùng ural. Sau đó, từ năm 1953 đến năm 1961, trong lăng còn có thi hài của Vissarionovich Stalin (lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô Viết) nên khi đó lăng được gọi là lăng Lênin và Stalin. Sau năm 1961, thời kỳ xét lại nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô. thi hài Stalin được đưa ra khỏi lăng. Kể từ đó, lăng mộ được gọi là lăng Lenin cho đến hiện nay. Hàng năm, nước Nga tốn khoảng 1,5 triệu dollar để bảo quản thi hài và trùng tu lăng mộ Lênin, nhưng từ năm 1991, số tiền này đã được một quỹ tư nhân chi trả. Lăng mộ của Lênin không phải là lăng mộ duy nhất trên thế giới nhưng công nghệ lưu trữ thi hài lâu dài được coi là độc đáo nhất thế giới. Ngày nay, lăng mộ Lenin là một trong những địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách khi đến với nước Nga.
Con người Lênin với nước Nga
Lênin là nhà cách mạng, chính khách, nhà lý luận chính trị và vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Nga. Ông đứng đầu chính phủ nước Nga Xô Viết từ năm 1917 đến năm 1924, sau đó là Liên Xô từ năm 1922 đến 1924. Lênin đã lãnh đạo đất nước trở thành một nhà nước độc đảng theo chủ nghĩa Mác- Lênin do đảng Cộng Sản Liên Xô điều hành. Ông không chỉ là lãnh tụ tài ba của nhân dân Nga mà còn là lãnh tụ của giai cấp vô sản trên khắp thế giới thời bấy giờ.
Không chỉ vậy, Lênin được coi là một nhà dân tộc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa quốc tế Nga, ông khao khát xây dựng nước Nga hiện địa và hùng mạnh và kỳ vọng đó sẽ là hình mẫu trong quan hệ quốc tế. Ngay cả sau khi mất, ông vẫn được coi là vị anh hùng lớn nhất của nhân dân Xô Viết. Lênin đã trở thành một biểu tượng của “tính chất Nga” thế kỷ XX. Lăng Lenin là minh chứng cho lòng tôn kính của nhân dân nước Nga Xô Viết dành cho ông và cũng là địa điểm mà du khách trên khắp thế giới lựa chọn ghé thăm khi đến tham quan Quảng trường Đỏ.
Câu chuyện xoay quanh lăng Lê Nin
3.1 Nguyện vọng xây dựng lăng Lênin của nhân dân Nga
Ngay thời điểm Lênin qua đời năm 1924, văn phòng Chính phủ Nga đã nhận được hơn một vạn bức điện và thư của tất cả các tầng lớp nhân dân từ khắp đất nước gửi về. Người dân trên toàn lãnh thổ đồng lòng đề nghị chính phủ bảo quản vĩnh viễn thi hài Lênin để cho các thế hệ con chau mai sau có cơ hội gặp gỡ vị lãnh tụ của nhân dân Nga.
Mặc dù Lenin đã có nguyện vọng được chôn cất, nhưng trước yêu cầu chính đáng của nhân dân, Chính phủ nước Nga lúc bấy giờ đã tán thành và quyết định bảo quản thi hài Lênin một cách lâu dài. Đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn và nhiều rủi ro khi bảo quản thi hài lãnh tụ, nhiều nhà khoa học nổi tiếng đã không dám đảm nhận, chỉ có nhà bác học Sibarski dũng cảm đảm nhận công việc khó khăn này. Xem thêm thông tin về Lăng Lenin trên wikipedia
3.2 Thi hài Lenin được bảo quản trong lăng như thế nào?
Trong Lăng, thi hài Lênin được quàn trong một quan tài làm bằng pha lê trong suốt, một tay nắm, còn tay kia để lên ngực một cách tự nhiên, hai mắt nhắm hờ. Dưới ánh đèn màu hồng nhạt, vầng trán Lênin biểu hiện rất sinh động, khiến cho mọi người có cảm giác như ông vẫn đang suy tư một điều gì đó và cũng tưởng chùng như ông còn đang sống.
Để có giữ được trạng thái tốt nhất của thi hài Lenin, trong lăng mộ nhiệt độ luôn được giữ ở 16 độ C, không được sai số quá 0,7 độ C. Công việc này luôn được đẩm bảo bởi 12 kỹ sư, bác sĩ trong mỗi ca trực và xuyên suốt 24h mỗi ngày. Thậm chí, kỹ thuật chống hoại tử thi hài còn được coi là bí mật quốc gia ở nước Nga.
Trong hơn 70 năm dưới sự lãnh đạo của chính quyền Xô viết, đã có đến 3 thế hệ nhà khoa học nối tiếp nhau bảo vệ thi hài Lenin. Chính phủ luôn coi đây là một trong những sự nghiệp quan trọng của đất nước bên cạnh việc phát triển ngành hàng không vũ trụ và năng lượng hạt nhân. Những điều kiện tốt nhất luôn được dành cho nhân tài, vật lực để bảo quản tốt thi hài trong lăng mộ Lenin.
3.3 Lăng Lenin trong thời kỳ chiến tranh xung đột
Một trong kỳ tích lớn nhất trong việc bảo vệ thi hài Lênin là việc di chuyển thi hài ra khỏi Lăng vào năm 1941 khi thủ đô Moskva bị quân Đức tấn công. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Stalin, chỉ sau hai ngày nhận được lệnh di chuyển, Sibarski cùng các cộng sự chỉ kịp mang theo những máy móc và thuốc men cần thiết nhất cùng thi hài Lênin rời khỏi Moskva. Trong suốt thời gian di chuyển khỏi lăng, thi hài Lenin vẫn luôn được các nhà khoa học bảo quản ở trạng thái tốt nhất đến khi đưa trở lại vào lăng. Cho đến tận năm 1961, thời kỳ xét lại đảng Cộng sản, lăng mộ Lênin mới chính thức được gọi là lăng Lênin và được canh giữ đến tận bây giờ.
3.4 Những tranh cãi về lăng Lênin trong xã hội Nga
Dựa vào kết quả một cuộc khảo sát ở Nga năm 2017 cho thấy vẫn còn nhiều tranh cãi về việc bảo quản thi hài Lênin trong xã hội Nga. Gần 60% người dân ủng hộ việc mai táng trong khi chỉ có 24% đề nghị một giải pháp khác. Đối với thế hệ người già, Lênin vẫn luôn là biểu tượng của cuộc đấu tranh cho một tương lai tương sáng hơn. Tuy nhiên, khi Putin lên chức tổng thống, ông đã quyết định việc tiếp tục bảo quản thi hài Lenin trong lăng mộ và không đồng ý dự luật về việc mai táng thi hài của lênin.
Thời gian thăm quan lăng Lenin
Lăng được mở vào các ngày thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm và thứ Bảy từ 10h sáng đến 1h chiều theo giờ Nga. Nếu bạn đi du lịch tự túc thay vì theo đoàn, hãy kiểm tra lịch trước khi đến đây. Lăng được đóng vào các ngày lễ và các dịp bảo trì.
Hướng dẫn cách tham quan lăng mộ Lenin
5.1 Cách tham quan lăng Lenin từ Quảng trường Đỏ
Nếu bạn đã đến Quảng trường Đỏ, bạn có thể vào lăng mộ qua trạm kiểm soát an ninh ở Tháp Nikolskaya trong Vườn Alexander. Du khách có thể sẽ phải xếp hàng chờ đợi nhưng sẽ không mất quá nhiều thời gian. Bên cạnh việc tham quan lăng mộ Lenin, bạn có thể kết hợp ghé thăm những công trình kiến trúc khác ở Quảng trường Đỏ như điện Kremlin, quảng trường lớn, bảo tàng lịch sử Nga…
5.2 Một số quy định khi tham quan lăng mộ Lenin
5.2.1 Để túi xách cá nhân ở bên ngoài
Du khách không được mang theo túi lơn, điện thoại, máy ảnh và vật thể kim loại. Trước khi vào lăng, bạn sẽ phải đi qua một máy dò kim loại. Túi xách sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng.
5.2.2 Không chụp ảnh
Việc chụp ảnh trong lăng bị nghiêm cấp và nhân viên an ninh sẽ kiểm tra máy ảnh của bạn. Nếu bạn mang theo máy ảnh vào lăng, nhân viên an ninh có quyền kiểm tra ảnh trong máy bạn và sẽ yêu cầu xóa đi những ảnh vi phạm.
5.2.3 Tuân thủ các quy định
Ở trong lăng Lenin, bạn sẽ di chuyển liên tục trong khi chiêm ngưỡng thi hài Lenin.
Du khách được yêu cầu không đội mũ và không đưa tay vào túi khi viếng thăm lăng mộ.
Lăng mộ Lenin không chỉ là nơi bảo quản thi hài của một vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là biểu tượng của lòng tôn kính, biết ơn và tự hào của nhân dân Nga dành cho Lenin. Nằm ở ngay Quảng trường Đỏ, một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách nhất, lăng Lenin hắc chắn là một địa điểm bạn không thể bỏ qua khi đến du lịch nước Nga xinh đẹp.
Câu hỏi thường gặp
- Lăng mộ Lênin mở cửa vào thời gian nào?
Lăng Lênin mở cửa vào thứ ba, thứ tư, thứ năm và thứ bảy. Tuy nhiên lăng sẽ đóng vào ngày lễ và các dịp bảo trì vì vậy bạn hãy kiểm tra lịch kĩ càng.
- Phí tham quan lăng Lênin là bao nhiêu?
Lăng Lenin mở cửa miễn phí cho du khách đến thăm.
- Các địa điểm du lịch khác gần với lăng Lênin?
Có rất nhiều công trình kiến trúc ở Quảng trường đỏ để bạn có thể ghé thăm khi đến viếng thăm lăng Lênin như điện Kremlin, bảo tàng lịch sử Nga,…