Cũng được thiết kế đơn giản như lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam, quốc kỳ của “đất nước mặt trời mọc” có một vòng tròn đỏ ở trung tâm, trên nền màu trắng. Hình ảnh này có ý nghĩa như thế nào? Tại sao cờ Nhật lại có thiết kế như vậy? Những dấu mốc lịch sử nào đã hình thành nên lá cờ Nhật Bản như bây giờ? Hãy cùng Toidi tìm hiểu về lá quốc kỳ này nhé.

I. Cờ Nhật Bản qua các thời kỳ

Cờ Nhật Bản có lịch sử hình thành từ thế kỷ thứ VII, gắn liền với cái tên “đất nước mặt trời mọc”. Để làm rõ về quá trình tạo nên lá quốc kỳ như ngày nay, đất nước Nhật đã trải qua 2 giai đoạn chính.

1. Trước năm 1900

Ý tưởng về lá cờ hình mặt trời đã xuất hiện từ đầu thế kỷ VII tại Nhật Bản do vị trí nằm ở phía Đông châu Á, nơi nhìn thấy mặt trời mọc sớm nhất. Vào thế kỷ XIII, cờ mặt trời được sử dụng bởi Shogun trong cuộc chiến đấu chống lại quân xâm lược Mông Cổ. Người ta bắt gặp nhiều hình ảnh của lá cờ Nhật Bản trên chiến trường và trên cánh quạt của samurai. Các tướng lĩnh cũng có kỳ hiệu riêng của hình, điểm khác biệt trong kỳ hiệu của binh sĩ là hình vuông thay vì hình chữ nhật thông dụng.

co-nhat-ban-1
Lá cờ Nhật Bản cổ – Pinterest: Jon Rupinski

Cuối giai đoạn Edo (1603 – 1868) cho đến đầu thời kỳ Minh Trị (1868 – 1912), các nước kêu gọi Nhật Bản gỡ bỏ bế quan tỏa cảng, đồng ý giao thương để phát triển nền kinh tế. Đến năm 1854, Chính phủ Nhật Bản có những quy định mới về vùng biển nhằm phân biệt thuyền chủ quản và thuyền ngoại quốc. Vì vậy vào năm 1870-1885, Hinomaru chính thức được công nhận là lá cờ quốc gia đầu tiên của Nhật Bản, mang ý nghĩa về thương gia. Có nhiều biến thể của lá cờ ví dụ như hình ảnh mặt trời có thêm các tia sáng.

2. Sau năm 1900

Thời kỳ Thế chiến thứ II nổ ra trên toàn thế giới, lá cờ Nhật Bản được sử dụng phổ biến như một lời tuyên bố phát triển thành một đế quốc hùng mạnh, khí đó là chủ nghĩa đế quốc tại Đông Nam Á. Lá cờ được trưng diện sau những chiến thắng của đội quân trong các cuộc chiến tranh Nga – Nhật, Trung – Nhật. Chính phủ còn yêu cầu người dân (đặc biệt là học sinh) học thuộc quốc ca Kimigayo để hát trong lễ thượng kỳ mỗi buổi sáng.

co-nhat-ban-2
Cờ Nhật chính thức được công nhận là quốc kỳ năm 1999 – Insta: japanfrenchfan

Sau khi kết thúc chiến tranh, cờ Nhật Bản Hinomaru gặp phải khá nhiều mâu thuẫn và tranh luận. Ý nghĩa biểu tượng của lá cờ được đổi từ cảm giác ái quốc, chế độ quân phiệt sang một Nhật Bản hòa bình, cường thịnh. Vào ngày 13 tháng 8 năm 1999, pháp luật đã chính thức công nhận Hinomaru là quốc kỳ Nhật Bản và Kimugayo là quốc ca của đất nước này.

Xem thêm các tài liệu về Quốc Kỳ Nhật trên wikipedia

II. Hình thức, nguồn gốc và biến thể của lá cờ Nhật Bản

1. Mô tả lá cờ Nhật Bản

quoc ky co-nhat-ban-3
Hình tròn chính giữa cờ Nhật có màu đỏ sẫm – Insta: codename_sennin

Trong tiếng bản địa, cờ Nhật Bản được gọi là Nisshoki, có nghĩa là “Cờ huy hiệu mặt trời” hay cái tên phổ biến hơn là Hinomaru (được dịch là hình tròn của mặt trời). Là một đất nước nổi tiếng với nền văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực giàu truyền thống, đặc sắc và đa dạng, nhưng lá cờ mặt trời lại được thiết kế một cách đơn giản, dễ nhớ. Quốc kỳ thiết kế hình chữ nhật, nền màu trắng, có một hình tròn lớn màu đỏ ở chính giữa. Lý do cho thiết kế này có nguồn gốc tôn giáo và văn hóa sâu sắc. Trước kia cờ có tỷ lệ 7:10, nhưng hiện nay đã được chuyển thành tỷ lệ 2:3, trong đó hình tròn đỏ có đường kính chiếm 3/5 chiều rộng.

2. Nguồn gốc quốc kỳ Nhật Bản

Từ thời xa xưa, Nhật Bản là một đất nước nông nghiệp, người dân luôn coi mặt trời là nguồn sống của muôn loài, giúp cho mùa màng tươi tốt. Thần đạo, tôn giáo đa thần bản địa của quần đảo, rất chú trọng đến mặt trời. Amaterasu Oomikami chính là con trai của Thần Mặt trời, vì vậy ngay từ gốc rễ tín ngưỡng, người Nhật vẫn luôn tôn thờ Thần Mặt trời và giữ phong tục thờ tụng này cho đến ngày nay. Huyền sử của Nhật Bản ghi lại rằng, từ cách đây 2700 năm, thần Amaterasu tạo hình đất nước cũng như lá cờ Nhật Bản mang hình mặt trời mọc. Vị trí địa lý ở nơi đón mặt trời mọc trở thành dấu ấn gắn liền với Nhật Bản, đây cũng là lý do tất cả thiên hoàng đều được gọi là Thiên tử (con của trời).

nguon goc la co-nhat-ban-4
Ý tưởng cờ Nhật Bản đã có từ rất lâu – Insta: samakmuusaa

Ghi chép trong thư tịch cổ Nhật Bản cho thất rằng, từ năm 701, lá cờ có hình mặt trời mọc đã được Thiên hoàng Văn Vũ sử dụng trong một công đường. Cuối thế kỷ VIII, lá cờ có tên gọi là “Nissho” được người dân treo lên vào dịp đầu năm mới. Tuy nhiên, lá cờ này có hình dạng và màu sắc như thế nào thì trong lịch sử chưa được ghi chép lại rõ ràng. Màu sắc hiện tại, hình tròn đỏ trên nền trắng, được cho là xuất hiện sau Chiến tranh Genpei vào thế kỷ XII.

Những trận chiến quan trọng với quân xâm lược Mông Cổ vào thế kỷ thứ XIII, các vị tướng quân Nhật Bản đã giương cao lá cờ này để khẳng định sức mạnh và khí thế quân đội. Trong Chiến tranh Genpei (1180-1185) giữa hai gia tộc Taira và Minamoto, cờ của họ đều có hình mặt trời mọc nhưng lại có hai màu sắc khác biệt nhau. Taira sử dụng cờ nền đỏ tròn vàng còn Minamoto lại chọn nền trắng hình tròn đỏ. Gia tộc Minamoto cuối cùng giành chiến thắng và trở thành những người cai trị đất nước Nhật Bản thống nhất. Chiến thắng này đã củng cố niềm tin của người Nhật về màu cờ, họ cho rằng trắng – đỏ là hai màu sắc đem lại sự may mắn và được sử dụng chính trong thời kỳ phong kiến.

Qua nhiều sự thay đổi đã được đề cập ở phần I, đến năm 1999, Hinomaru chính thức trở thành quốc kỳ của đất nước này.

3. Biến thể của lá cờ Nhật Bản

Cờ Nhật Bản cũng có một số biến thể so với bảng gốc với thiết kế cầu kỳ hơn: xung quanh vòng tròn đỏ chính tâm có thêm những tia sáng màu đỏ, hơi lệch tâm sang trái. Phiên bản này có tên gọi là “Kyokujitsuki” – Húc Nhật Kỳ. Húc Nhật Kỳ được sử dụng đại diện cho lực lượng quân sự Nhật Bản từ những năm 1889 đến suốt Chiến tranh Thế giới thứ II (1939 – 1945). Hiện nay, lá cờ này vẫn đang sử dụng trong hải quân Nhật. Tuy nhiên, lá cờ phiên bản khác này không nhận được sự đồng tình từ các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc khi Nhật Bản đem đến Thế vận hội Olympic. Do những ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh khốc liệt, Húc Nhật Kỳ đã mang một ý nghĩa và hình ảnh không tốt đẹp, đặc biệt trong những đại hội thể thao lớn.

lịch sử cờ nhật bản
Phiên bản cờ Nhật khác được sử dụng chính trong hải quân – Insta: davejenks77

Ngoài ra, Lá cờ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (các ngành quân sự chỉ dành cho quốc phòng) đã giảm tia từ 16 xuống 8, làm cho lá cờ có hình vuông và thêm một đường viền vàng xung quanh các cạnh.

III. Ý nghĩa của lá cờ Nhật Bản

Lá cờ Nhật Bản tuy có thiết kế đơn giản, nhưng lại gây ấn tượng cho người nhìn bởi nguồn gốc và ý nghĩa ẩn chứa bên trong. Hai màu sắc đối lập tạo nên sự nổi bật, tinh tế đã phần nào phản ánh lỗi sống của con người Nhật. Màu đỏ nằm chính giữa, trên nền cờ trắng không phải sắc đỏ đơn thuần mà phải là màu đỏ sẫm, biểu tượng cho màu sắc của mặt trời trong trạng thái chuyển từ đêm sang ngày. Điều tạo nên danh hiệu “đất nước mặt trời mọc” không chỉ là vị trí địa lý mà còn nằm ở ý nghĩa quốc kỳ Nhật Bản.

co-nhat-ban-6
Lá cờ Nhật mang nhiều ý nghĩa – Insta: violet_chie

Vòng tròn tượng trưng cho mặt trời vì từ xưa đến nay, Nhật Bản vẫn luôn được gọi là đất nước mặt trời mọc do vị trí nằm ở phía Đông của lục địa châu Á. Nền màu trắng trên cờ Nhật Bản thể hiện sự trung thực, ngay thẳng và thuần khiết của con người xứ hoa anh đào, đây là những đức tính mà người dân nước này luôn coi trọng.

Hơn thế nữa, theo như truyền thuyết và nguồn gốc xa xưa của người Nhật, màu đỏ trên quốc kỳ Nhật còn mang ý nghĩa tượng trưng cho nữ thần mặt trời Amaterasu. Đây là vị thần đã sáng tạo ra Nhật Bản vào 2700 năm trước, được coi như tổ tiên của các vị hoàng đế đầu tiên.

IV. Điều trái ngược trong phổ biến của lá quốc kỳ Nhật Bản

Trái ngược với sự hiện diện phổ biến ở nước ngoài, lá cờ Nhật Bản Hinomaru thực sự không được nhìn thấy thường xuyên ở tại đất nước này. Người Nhật chủ yếu treo cờ ở các tòa nhà chính phủ hoặc nhà nước. Du khách sẽ thấy lá cờ Nhật Bản trước các tòa thị chính, các trường trung học thuộc sở hữu công, ngân hàng và những cơ quan liên quan đến công dân khác. Điều này là do sự liên kết của nó với Chiến tranh Thế giới thứ II và chủ nghĩa cực đoan, vốn là một phần lớn trong hệ tư tưởng nhà nước Nhật Bản trong chiến tranh.

cờ nhật bản
Cờ Nhật được treo chủ yếu ở các cơ quan hành chính – Pinterest: HIKAWA Hitoshi

Những người treo cờ một cách riêng trước kia tư thường vì những tín ngưỡng cực đoan hay chủ nghĩa dân tộc. Đây cũng là lý do chính phủ Nhật Bản phải mất đến năm 1999 để đưa Hinomaru trở thành quốc kỳ chính thức của Nhật Bản. Thậm chí sau đó, luật đã không được thông qua mà còn gây ra nhiều tranh cãi. Đối với hầu hết người dân Nhật Bản, lá cờ tồn tại như một điểm đánh dấu tại các cơ sở hạ tầng của chính phủ hoặc biểu ngữ của chủ nghĩa dân tộc. Tất nhiên, lá cờ hình mặt trời mọc vẫn luôn là niềm tự hào đối với đất nước tôn sùng mặt trời và lưu giữ những nét văn hóa riêng biệt, độc đáo.

Đất nước Nhật Bản luôn ẩn chứa những điều thú vị và đầy ý nghĩa trong con mắt của khách du lịch. Lá cờ Nhật Bản mang trên mình quá trình hình thành gắn với lịch sử cũng nhiều ý nghĩa về vị trí, nguồn gốc, tổ tiên của đất nước này. Màu sắc đối lập, nét giản dị nhưng tinh tế cũng tượng trưng cho chính con người xứ sở hoa anh đào xinh đẹp. Toidi hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin bổ ích về Quốc Kỳ Nhật Bản.

Loading

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.