Ấm Samovar, chú lật đật và búp bê Matryoshka là những món quà luôn được đặt ở vị trí trang trọng trong tủ kính phòng khách của người Việt – những người yêu mến và muốn lưu giữ nét đẹp truyền thống của xứ sở bạch dương.

Lịch sử hình thành

Ấm samovar là vật dụng truyền thống dùng để đun nước pha trà của người Nga, lúc đầu nước trong ấm được đun sôi bằng hệ thống ống đốt chứa than củi hồng đặt trong lòng ấm, về sau dầu hỏa và điện dần thay thế cho than hồng.

Các nhà sản xuất samovar đầu tiên theo những ghi chép của lịch sử là Ivan Fyodorovich và Nazar Fyodorovich – họ là hai anh em nhà Lisitsyn. Tuổi thơ gắn bó với công việc chế tác kim loại tại nhà máy đồng do cha mình làm chủ, vì thế họ có một niềm say mê với đồ dùng bằng đồng. Vào năm 1778, chiếc samovar ra đời và nhà máy sản xuất samovar đầu tiên tại Nga được thành lập bởi gia đình này. Mặc dù không phải là người phát minh nhưng họ là người sản xuất ra chiếc ấm samovar Liên Xô đầu tiên tại xứ bạch dương. Nổi tiếng với những mẫu mã độc đáo như hình bình hoa, hình quả trứng,… vòi hình cá heo, tay cầm hình móc được trang trí hoa văn phong phú, bắt mắt, những thiết kế của anh em nhà Lisitsyn có tầm ảnh hưởng rất lớn đến những thiết kế samovar sau này. Hầu hết những người sản xuất ban đầu của samovar đều sống ở Tula – đây là thành phố nổi tiếng về chế tác kim loại và sản xuất vũ khí. Tula trở thành trung tâm sản xuất samovar chính tại Nga kể từ thế kỷ XVIII. 

Mỗi ấm trà Samovar là một tác phẩm nghệ thuật với hoa ăn phong phú
Ảnh 01. Mỗi ấm trà là một tác phẩm nghệ thuật với hoa văn phong phú (Nguồn: https://www.instagram.com/qeschil/)

Cuối thế lỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, nhiều xưởng samovar đã nâng cấp thành những nhà máy có công suất vài trăm – vài nghìn chiếc mỗi năm. Tính đến năm 1850, đã có đến 28 nhà máy sản xuất samovar tại Tula. Thành ngữ “Không mang ấm samovar về Tula” nghĩa là “Không nên mang củi về rừng” cũng từ đó mà xuất hiện.

Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, ấm samovar đun bằng dầu hỏa xuất hiện thay thế cho ấm đun bằng than hồng, hệ thống thông gió cũng được cải tiến góp phần rút ngắn thời gian đun nước.

Năm 1908, ấm samovar Nga lại một lần nữa được cải tiến bởi kỹ sư Parichko giúp ấm có thể tháo rời ống đốt nóng, an toàn cho người sử dụng, giữ nhiệt lâu và quá trình cọ rửa dễ dàng hơn. Loại ấm này rất được thị trường Nga và châu Âu ưa chuộng.

Sau Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, nghề sản xuất samovar có phần chững lại, nhưng đến năm 1919 lại được phục hồi, các nhà máy quốc doanh tại Tula được thành lập và những vùng khác được thành lập để sản xuất samovar. Trong đó, phải kể đến nhà máy tại thành phố Kolchughino – nhà máy sản xuất đồ đồng nổi tiếng nhất tỉnh Vladimir gần Moskva.

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về Samovar trên wikipedia để có thêm thông tin nhé

Công dụng và văn hóa dùng ấm samovar

1.      Công dụng Ấm Samovar

Khi nước trong ấm được đun sôi, người ta sẽ lấy nước đó để pha trà. Sau đó, chiếc ấm trà nhỏ được đặt lên phía trên ấm, để nhiệt trong samovar giữ ấm cho bình trà trong suốt thời gian dài.

2.      Văn hóa dùng Ấm Samovar

Văn hóa dùng samovar xuất hiện rất lâu đời, thể hiện thông qua các bức tranh quý tộc thời trước, những bộ phim hoạt hình,… Samovar được sử dụng phổ biến trong các gia đình Nga và người pha, rót trà đãi khách thường là phụ nữ. Nhiều gia đình có 2 loại ấm: một loại trơn dùng hàng ngày với thiết kế đơn giản, một loại với thiết kế cầu kì được sử dụng trong các buổi tiệc trang trọng.

Xuất hiện trong tranh vẽ, bộ phim, móc khóa
Ảnh 02.Ấm xuất hiện trong tranh vẽ, bộ phim, móc khóa,… (Nguồn: https://www.instagram.com/leonidshishkingallery/)

Ấm Samovar Đồ lưu niệm quý giá

Trải qua nhiều thế kỷ, chiếc ấm vẫn hiện hữu và gắn bó với cuộc sống người Nga. Với sự phát triển hiện đại hóa, các loại ấm dùng điện với kiểu dáng hiện đại dần thế chỗ. Tuy nhiên, những chiếc ấm samovar cổ điển vẫn được sản xuất nhằm phục vụ cho khách du lịch làm quà lưu niệm hoặc trang trí trong gia đình.

bài viết hay : Đi Nga Nên Mùa Quà gì?

Trải qua nhiều thế kỷ chiếc ấm vẫn hiện hữu và gắn bó với cuộc sống người Nga
Ảnh 03. Trải qua nhiều thế kỷ, chiếc ấm vẫn hiện hữu và gắn bó với cuộc sống người Nga (Nguồn: https://www.instagram.com/nikolaystrelenko/)

Nên mua Ấm Samovar ở đâu khi đi Nga

Đến Nga, bạn có thể tìm mua những chiếc samovar với thiết kế tinh xảo ở các cửa hàng lưu niệm hay ghé qua Mikhail Borschey –  bảo tàng nổi tiếng nước Nga để có thể chiêm ngưỡng hơn 400 chiếc samovar tuyệt tác. Tại đây, nhâm nhi tách trà, thưởng thức bánh nướng cùng với những câu chuyện lịch sử gắn liền với những chiếc ấm, thời gian trong bạn như đứng yên lại.

Những chiếc samovar đặt trong cửa hàng lưu niệm - nơi mà bạn sẽ tìm được cho mình một chiếc ấm ưng ý
Ảnh 04. Những chiếc samovar đặt trong cửa hàng lưu niệm – nơi mà bạn sẽ tìm được cho mình một chiếc ấm ưng ý.(Nguồn: https://www.instagram.com/ursamajor04/)
Thưởng thức trà và bánh bên ấm samovar
Ảnh 05.Thưởng thức trà chiều bên ấm samovar (Nguồn: https://www.instagram.com/alinaruud1/)

Những câu hỏi hay gặp

  1. Người Nga thường dùng trà vào thời gian nào trong ngày?

Theo truyền thống, người Nga thường thưởng thức trà vào buổi chiều kèm theo đồ ăn nhẹ như bánh ngọt, bánh nướng,…

2. Chất liệu để làm nên những chiếc samovar bao gồm?

Những chiếc ấm samovar được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như thép, đồng đỏ, đồng vàng, đồng thau, bạc, vàng, thiếc hoặc niken với những hình dáng và kích thước khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng, ấm nhỏ cao khoảng 45 cm, ấm lớn cao khoảng 60 cm – 1 m.

Cho dù có làm từ chất liệu nào, hình dáng ra sao thì samovar vẫn luôn là đồ vật thể hiện sự hiếu khách, thân thiện của người Nga. Qua bài viết hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Ấm samovar là đặc trưng của nước nào ? Ý nghĩa của nó đối với người Nga ra sao?” rồi nhé! Đừng quên đọc các bài viết hay hấp dẫn ý nghĩa dưới đây nha.

Loading

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.