Thành Himeji có gì thú vị chắc chắn là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi có ý định tham quan địa điểm này. Thành cổ được xem là một Bảo vật quốc gia của Nhật Bản, đồng thời là Di sản văn hóa thế giới. Với những ai yêu thích văn hóa lịch sử nước Nhật, nhất định không thể bỏ qua công trình kiến trúc độc đáo này. 

1. Thành Himeji ở đâu

Lâu đài Himeji là một tòa thành cổ nằm tại trung tâm thành phố Himeji tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Ngoài cái tên Himeji, công trình này còn được gọi là “White Heron” (Diệc Trắng). Theo quan niệm của người Nhật, hình tượng con diệc trắng – một loài chim cao quý, tượng trưng cho sự thanh khiết cao thượng của người quân tử. Cho đến nay, cùng với thành Matsumoto và thành Kumamoto, thành Himeji là vẫn luôn một trong tam đại quốc bảo “Ba tòa thành quý của quốc gia và cũng được biết đến nhiều nhất đối với du khách quốc tế.

thanh-himeji-02
Bản đồ thành Himeji (https://japan.apike.ca/sites/default/files/map_images/japan_himeji.png / Next Stop, Japan)

Website: http://himejicastle.jp/en/

Địa chỉ: 68 Honmachi, Himeji-shi, Hyogo, Japan

Giờ mở cửa: 9:00-17:00. 

Phí tham quan lâu đài: 1.000 yên/ người lớn, 300 yên/ trẻ em

Ngoài ra, du khách có thể mua vé kết hợp tham quan lâu đài Himeji và Khu vườn Kokoen: 1.040 yên/ người lớn, 360 yên/ trẻ em

Xem thêm thông tin về thành Himeji trên wikipedia

2. Lịch sử hình thành Himeji

Năm 1333, lâu đài Himeji được khởi công xây dựng theo lệnh của lãnh chúa Norimura Akamatsu vùng Harima với mục đích làm một pháo đài phòng thủ. Đến năm 1346, con trai của Norimura là Sadanori mới cho làm thêm các khu nhà ở và công trình phụ khác để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và làm việc của dòng tộc. 

thanh-himeji-03
Lịch sử thành Himeji (https://www.flickr.com/photos/protake/ Steffen Flor)

Năm 1545, các lãnh chúa Kuroda đã chiếm quyền kiểm soát vùng này theo lệnh của bộ tộc Kodera, sau đó cho tu sửa lại lâu đài thành lâu đài Himeji. Đến năm 1561 thì công trình này hoàn thành.

Năm 1580, một daimyo của thời kỳ Sengoku có tên là Hashiba Hideyoshi (hay còn gọi là Toyotomi Hideyoshi) đã được mời tới lâu đài và tiến hành xây một toà tháp ba tầng cho riêng mình.

Năm 1600, Ieyasu Tokugawa đã trao lại lâu đài cho Terumasa Ikeda – người con rể của mình nhờ việc lập công lớn trong cuộc chiến Sekigahara. Sau đó, Ikeda đã phá bỏ tòa tháp chính mà Hideyoshi dựng lên và xây một lâu đài mới ngay tại đây. 

Năm 1601, Terumasa Ikeda cho đào ba con kênh bao quanh lâu đài. Công cuộc này kéo dài trong 9 năm và kết thúc vào năm 1609, tiêu tốn đến 2,5 triệu ngày công. Sau khi qua đời vào năm 1613, Ikeda đã để lại lâu đài cho con trai của mình. Tuy nhiên, 3 năm sau đó, con trai của ông cũng qua đời.

Đến năm 1617, Tadamasa Honda – một lãnh chúa đầu thời kỳ Edo được thừa hưởng lâu đài Himeji. Honda đã cho xây dựng thêm vài tòa nhà, trong đó có một vọng lâu đặc biệt dành cho người con dâu của ông là công chúa Sen.

Đến năm 1618, lâu đài chính thức được hoàn tất. Theo lịch sử Nhật Bản, sau khi gia tộc Honda chấm dứt quyền hành, các vị lãnh chúa khác từ các tộc Matsudaira và Sakakibara đã xuất hiện để lên nắm quyền và ở tại lâu đài này.

3. Du lịch thành Himeji có gì thú vị

3.1. Cách đi đến thành Himeji từ Osaka/ Kobe? Tokyo

Thành Himeji cách Tokyo khoảng 650km về phía Tây. Có nhiều cách để di chuyển từ Kyoto đến ga Himeji. Nếu bạn đi bằng tàu điện Shinkansen, thời gian sẽ mất khoảng 44 phút. Còn nếu đi tàu điện JR thì mất khoảng 1 tiếng 38 phút nhưng giá vé lại rẻ hơn.  

Với khoảng cách chưa tới 100km, thời gian di chuyển từ ga Osaka đi đến ga Himeji bằng tàu điện JR mất khoảng 1 tiếng 5 phút. Nếu sử dụng tàu điện Shinkansen, bạn cần đi từ ga Osaka đến ga Shin-Osaka, sau đó đi đến ga Himeji khoảng 50 phút. Có thể thấy việc đi tàu Shinkansen vừa phải chuyển ga vừa không rút ngắn được quá nhiều thời gian di chuyển. Vậy nên, du khách có thể sử dụng tàu JR để tiết kiệm được chi phí. 

Kobe cách lâu đài Himeji khoảng 55 km về phía Tây. Vì vậy, Kobe là điểm xuất phát thuận lợi hơn cả so với Tokyo hay Osaka để đến thành cổ. Bạn có thể di chuyển bằng xe bus hoặc tàu điện ngầm để đến da Himeji đều được. Giá vé xe bus khoảng 5000 – 8500 yên/ vé. Giá vé tàu điện ngầm là 160 yên/ lượt.

Đi taxi sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian nhưng chi phí thường gấp 20 lần so với chi phí tàu điện ngầm hoặc xe bus.

thanh-himeji-04
Di chuyển đến thành Himeji (https://www.japan-guide.com/g19/bus.jpg/ Japan Guide)

Sau đó, từ nhà ga Himeji, du khách có thể chọn đi xe bus (khoảng 21.000 VNĐ một chiều) và chỉ mất từ 3 – 5 phút hoặc đi bộ khoảng 15 – 20 phút thì sẽ đến được lâu đài Himeji.

3.2. Thành Himeji có gì nổi tiếng

Nằm trên độ cao ấn tượng

Himeji được xây dựng trên đỉnh ngọn đồi Himeyama cao 45,6m so với mực nước biển. Tính từ bắc vào nam, lâu đài có chiều dài khoảng 950 – 1.600 m, còn từ Đông sang Tây, lâu đài có chiều dài khoảng 900 – 1.700 m. Chu vi khoảng 4.200 m, diện tích 233 ha. Như vậy, tòa thành này lớn gấp 50 lần sân vận động gấp Tokyo Dome và 60 lần so với sân vận động Koshien. 

thanh-himeji-05
Thành Himeji nằm trên ngọn đồi Himeyama (https://www.flickr.com/photos/totororo / Ann Hun)

Tất nhiên, việc xây dựng một công trình kiến trúc trên đỉnh đồi cao như vậy không phải là điều dễ dàng. Sự tồn tại của tòa thành cho đến ngày nay đã thể hiện một phần công sức lao động và tính sáng tạo của người dân Nhật Bản. Chính vì vậy, đây là một trong những công trình thu hút rất nhiều sự tò mò của những du khách đam mê khám phá khi đến với xứ xở Phù Tang.

Kiến trúc độc đáo bên ngoài

Nếu nhìn từ bên ngoài, lâu đài Himeji hiện lên rõ nhất với các tháp phòng ngự của lâu đài thời trung cổ. Quần thể bao gồm 83 tòa nhà, trong đó 74 tòa nhà được ghi nhận là Tài sản văn hóa quan trọng. Ban đầu, thành cổ Himeji được xây dựng bằng gỗ, sau đó được quét một lớp thạch cao gợi lên hình ảnh về một chú hạc trắng cao quý. Lớp sơn này không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn được pha trộn từ vữa trắng không pha màu, hồ, cây gai, nước nên có thể chống lửa, chống nước và chống đạn.

thanh-himeji-06
Thành Himeji nhìn từ bên ngoài ( https://www.flickr.com/photos/jimsolo/ jimsolo)

Dấu ấn nổi bật tiếp theo của lâu đài là tổng thể màu bạc của mái ngói kết hợp với màu trắng của các vách tường. Có tới 56 loại ngói được sử dụng để xây dựng phần mái cho lâu đài, đặc biệt là những mảnh ngói hình tam giác ở rìa mái với hoa văn độc đáo. Thiết kế phần mái này cũng giúp nước mưa chảy xuống một con rãnh phía dưới, sau đó dẫn vào một bộ lọc để phục vụ việc sinh hoạt cho những người sống trong lâu đài.

kien truc thanh-himeji-07
Thiết kế mái ấn tượng của thành Himeji (https://www.flickr.com/photos/pannacida/ Anna Ne)

Bên ngoài tòa thành ở phía Nam có một chiếc giếng cạn được xây bằng các trụ đá. Giếng này gắn liền với câu chuyện về một hồn ma của phi tần Okiku, mặc dù rất được sủng ái nhưng cô lại bị nghi là ăn trộm báu vật của nhà vua nên mãi chưa thể siêu thoát.

Kiến trúc cầu kỳ bên trong

Nơi đây không chỉ nổi tiếng với tòa tháp chính rộng lớn mà còn thu hút du khách tham quan ở các lối đi ngoằn ngoèo tựa như mê cung. Thành Himeji có khoảng 84 cửa, mỗi cửa lại có một tên gọi riêng và rất khó phát âm. Nếu không nắm chắc và không đi theo đúng trình tự, bạn sẽ khó tìm được lối vào lâu đài bên trong, thậm chí có thể quay về điểm xuất phát ban đầu. Chính vì vậy, bên trong lâu đài đều được dán các biển chỉ dẫn lối đi để du khách không bị lạc đường.

thanh-himeji-08
Hệ thống hành lang kéo dài bên trong lâu đài (https://www.flickr.com/photos/133860532@N03 / Morinine)

Tòa lâu đài sở hữu 6 tầng lầu được dựng lên chủ yếu bởi những cột gỗ lớn với khả năng chịu lực. Một số cột gỗ được xác định có niên đại lên đến 780 năm, thuộc loại bách đại cổ thụ. Tuy nhiên, riêng các cột trụ ở cửa thì lại được làm bằng đá có chạm khắc hoa văn cầu kỳ.

thanh-himeji-09
Các cột trụ lớn được làm từ gỗ quý (https://www.flickr.com/photos/plumpchump / Mike Murrill)

Đặc biệt, cầu thang nối các tầng không được bố trí theo một quy luật như các công trình thường thấy mà được thiết kế ở nhiều góc khác nhau, tạo nên những vị trí hiểm. Ngoài ra, lâu đài còn có những dãy hành lang dài quanh co dài hun hút giúp việc phòng thủ thêm hiệu quả.

thanh-himeji-10
Hệ thống cầu thang được thiết kế linh hoạt (https://www.flickr.com/photos/marcopolosrhino / Marco Rhino)

Còn lại, các phần kiến trúc khá nhất quán và được thông nhau bởi các lối đi. Dọc theo hành lang là phòng ở của tướng lĩnh, binh sĩ và phòng dành riêng cho phụ nữ. Thành Himeji không có nhiều cửa sổ, chủ yếu là những ô cửa sổ hẹp hình chữ nhật. Vị trí này là nơi được quân lính dùng để bắn tên xuống dưới chống lại sự tấn công của kẻ thù. Hiện nay, du khách có thể đứng tại đây để ngắm nhìn toàn bộ công viên và thành phố Himeji.

thanh-himeji-11
Các ô cửa sổ nhỏ để du khách ngắm nhìn toàn cảnh (https://www.flickr.com/photos/nickbell / Nick Bell)

Thành Himeji từ trên cao

Nhìn từ trên cao, du khách sẽ thấy vô cùng ấn tượng với một lâu đài Himeji hiện lên như ốc đảo hình bầu dục. Bao quanh bên ngoài thành là một hào nước sâu, tiếp đến là một bức tường đá khổng lồ và vững trãi. Những hàng cây chủ yếu là tùng bách được trồng kết hợp với các ao cá, tạo nên bức tranh phong cảnh hữu tình.

3.3. Thành Himeji mùa lá đỏ

Đến tham quan thành Himeji mùa lá đỏ, du khách sẽ được chào đón bởi khung cảnh đẹp như trong tranh khi vạn vật khoác áo mới, đặc biệt là tại vườn Kokoen. Khu vườn nằm cạnh thành Himeji, được tạo nên từ chín khu vườn riêng biệt với bức tường bao quanh mang nhiều phong cách khác nhau, phản ánh rõ nét kiến trúc thời Edo. 

thanh-himeji-12
Thành Himeji mùa lá đỏ (https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQkm-kT259rMHglx-A0bLpbBMKd17C6ZXeV1Bn2PXL_GmhB67frL3KcJnGal0A4wI8FD9Q&usqp=CAU / Japan Guide)

Từ hành lang ở trung tâm khu vườn, du khách sẽ được tham quan các tòa nhà phụ xung quanh, ngắm nhìn hồ nước, thác nước rộng lớn hay ngồi thưởng thức món ăn tại nhà hàng Kassuiken và ngắm cảnh vườn. 

Đặc biệt, lễ hội Momiji tại vườn Kokoen khi mùa lá đỏ đến sẽ khiến du khách phải trầm vì sự lung linh, huyền ảo về đêm. Du lịch thành Himeji mùa thu, ngoài trải nghiệm ngắm trăng trong vườn, bạn cũng có thể tham gia các tiệc trà và thưởng thức những tiết mục biểu diễn các loại nhạc cụ truyền thống.

3.4. Thành Himeji mùa hoa anh đào

Thành Himeji vào mùa hoa anh đào nở vừa mang đến không gian lãng mạn, vừa có chút uy nghi, cổ kính của kiến trúc lâu đời. Không những vậy, đây cũng là địa điểm thích hợp để du khách có thể ngắm nhìn vẻ xanh tươi của những cây tùng bách trong tiết trời ấm áp của ngày xuân.

hoa-anh-dao-nhat-ban-Himeji
Thành HIMEJI – Ảnh : Nhật bản mùa Hoa Anh Đào
Himeji-hoa-anh-dao
Thành Himeji mùa Hoa Anh Đào Nhật bản

Lúc này, người dân Nhật Bản và du khách nước ngoài đều đến đây để ngắm hoa anh đào. Màu hồng thơ mộng của hoa hòa quyện với sắc trắng xám cổ điển của lâu đài tạo nên cảnh tượng mà khó mỹ từ nào có thể diễn tả được.

4. Ẩm thực ăn uống ở Himeji

Sau khi tham quan thành Himeji, du khách có thể thưởng thức một bữa ăn ngon với loại bia nổi tiếng tại thành phố – bia Kirin. Bia có vị ngọt đắng, tựa như sự kết hợp hoàn hảo giữa Asahi và Sapporo bởi vị mạch nha đậm đà nhưng vẫn đem lại dư vị sảng khoái và vô cùng dễ uống. 

Ngoài ra, Toidi sẽ gợi ý một số món ăn và nhà hàng phổ biến tại thành phố để bạn tham khảo: 

  • Món anago (món lươn) ở nhà hàng Icchoura, nằm trên tầng hầm của Miyuki Dori, phố mua sắm lớn nhất chạy giữa ga Himeji và thành cổ. 
  • Món tamago kake gohan (cơm với trứng sống) ở nhà hàng Tamagoya. Một bữa ăn tại đây gồm gạo, dưa chua, nước tương và nhiều trứng sẽ có giá khoảng 580 yên.
  • Các món hải sản nói chung và cá sống nói riêng ở nhà hàng Avanzar. 
  • Rượu sake Nhật Bản ở quầy rượu Kokoromi nằm ở tầng dưới cùng của trung tâm mua sắm cạnh ga JR Himeji với hơn 200 loại đồ uống khác nhau.
  • Himeji Oden (bao gồm trứng, củ cải trắng, đậu phụ, khoai nưa và các loại bánh cá) và nước dùng đậu nành.

Cho đến nay, thành Himeji vẫn luôn là một công trình điển hình cho kiến trúc lâu đài và thành trì quân sự kỳ vĩ ở Nhật Bản. Hy vọng bài chia sẻ của Toidi sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về địa điểm du lịch mang đậm tính lịch sử này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới hoặc liên hệ tới hotline để được giải đáp nhanh nhất!

Câu hỏi thường gặp

  1. Lý do thành Himeji trở thành di sản thế giới:

Thành Himeji không chỉ là kiệt tác kiến trúc mà còn có chức năng thực tiễn mà một toà thành nên có. Ngoài ra, thành cổ còn là biểu tượng cho “xã hội phong kiến” trước thời kỳ Nhật Bản cận đại.

2. Địa điểm ngắm thành Himeji đẹp nhất

Quảng trường Nishinomaru được coi là nơi lý tưởng nhất để ngắm thành Himeji. Góc nhìn này cũng thường xuất hiện trên những tấm poster giới thiệu hoặc trên phim điện ảnh và các kênh truyền hình.


Loading

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.